Dường như có cái gì đó sai sai trong câu nói nổi tiếng này của William Wordsworth ? Chúng ta thấy rằng trẻ luôn phụ thuộc vào người lớn từ những cái nhỏ nhất (ăn uống, chăm sóc sức khỏe, sự bảo vệ, sự chăm sóc tinh thần…), và trẻ không có năng lực để làm gì. Dường như trẻ cần chúng ta dạy bảo, định hướng về mọi thứ ?
Hãy nghĩ bắt đầu từ một đứa trẻ sơ sinh. Khi sinh ra, bé dường như không có năng lực gì cả, không thể tự chăm sóc bản thân, không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ, không thể tự mình làm bất cứ việc gì. Sau đó một vài năm, bé biêt đi, bé biết nói, nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào người lớn từ những cái cơ bản nhất. Rồi bỗng nhiên 18- 20 năm sau, bạn bỗng thấy em bé ngày xưa ấy bỗng dưng trở thành một “người lớn trưởng thành”, có đủ năng lực và trí tuệ để làm tất cả mọi thứ bằng chính mình chứ không phụ thuộc vào ai cả. Vậy điều gì đã diễn ra ? Ai đã tạo ra cái người lớn với đầy đủ năng lực như vậy?
Bạn có chấp nhận điều này không: Chính đứa trẻ đã tạo ra người lớn. Sản phẩm cuối cùng mà đứa trẻ tạo ra trong suốt giai đoạn phát triển của nó chính là một người lớn thực thụ với tất cả năng lực trí tuệ và cảm xúc để có thể xây dựng và kiến tạo thế giới. “Công việc” của đứa trẻ trong suốt thời thơ ấu của nó, nhìn theo cách trực tiếp dường như toàn là những việc chả ra việc, những cái tưởng chừng “dở hơi, vô nghĩa” với người lớn. Nhưng thực ra sứ mệnh của đứa trẻ rất quan trọng, đó là “làm việc” để kiến tạo nhân cách và năng lực của chính mình – chuẩn bị cho một người lớn trong tương lai.
Chúng ta luôn thấy trẻ rất “bận rộn”, luôn chân luôn tay chơi và nghịch những thứ dường như chả ra đầu ra cuối, chả có mục đích ý nghĩa gì, nhưng ta quên nhìn ra cái mục đích sâu sa nhất là trẻ đang khám phá thế giới để xây dựng con người bên trong mình – đứa trẻ là “phôi thai” của một người lớn sẽ đang hình thành trong tương lai. Dù người lớn là ai, làm gì, như thế nào …, mọi người lớn đều được hình thành từ những đứa trẻ. Không có công việc tưởng chừng “ngớ ngẩn, vô nghĩa” của đứa trẻ thì cũng không thể có một người lớn với đầy đủ năng lực để làm những điều vĩ đại với cuộc đời. Cho nên không hề sai khi nói “Child is the father of man” (Đứa trẻ là cha đẻ của người lớn/con người).
Người lớn chúng ta nên “biết ơn” cái đứa trẻ thời thơ ấu đã làm việc cực nhọc (mà vẫn bị mang tiếng là “việc trẻ con” với ý gây phiền toái, vô nghĩa) để tạo ra chúng ta trưởng thành hôm nay. Chúng ta phải hiểu đứa trẻ đã làm việc cực nhọc như thế nào, từ những cố gắng đầu tiên cho các chuyển động cơ bản như đi, đứng, nói , cười, từ những tò mò khám phá để mài sắc các giác quan và sử dụng chúng như những công cụ của trí tuệ… Chính đứa trẻ phải kích hoạt và khai mở từ đầu các chức năng đang tiềm tàng của mình và đó là những việc rất gian nan. Rồi chính đứa trẻ phải thu thập các dữ kiện từ môi trường bên ngoài
để tự xây dựng nhân sinh quan, thế giới quan cho chính mình…
Giống như chúng đang xây những cái móng nhà, và trong việc xây nhà, xây móng là giai đoạn vất vả nhất. Còn giai đoạn người lớn, chúng ta hưởng thụ thành quả trên những gì đứa trẻ (giai đoạn thơ ấu) xây nên, với những năng lực và trí tuệ bên trong, người lớn chỉ việc sử dụng để kiến tạo thế giới bên ngoài. Nhưng chúng ta không nhìn ra sự sáng tạo của trẻ, không công nhận công việc của đứa trẻ, chúng ta lại hay nghĩ và cười nhạo những đứa trẻ quanh ta với sự coi thường. Không những thế, chúng ta hay cản trở công việc của trẻ vì cho rằng đó là những việc “phiền toái”, vô nghĩa và dùng ý chí của mình để áp đặt trẻ.
Sự sáng tạo của đứa trẻ là rất lớn: sáng tạo nên con người với đầy đủ các năng lực hành vi và trí tuệ cũng như cảm xúc – sáng tạo nhân cách.
Đây là hoạt động sáng tạo tinh vi nhất trong mọi sáng tạo, vĩ đại nhất trong mọi sáng tạo và đòi hỏi nhiều công phu mà Tự Nhiên đã ban cho con người ở giai đoạn đầu tiên của cuộc đời. Nhưng sứ mệnh cao cả đó lại được núp dưới hình thức của những việc làm, động tác tưởng như ngờ nghệch và vô nghĩa của trẻ, được ẩn trong hình hài một đứa trẻ non nớt ngây thơ. Chúng ta hoàn toàn bất ngờ khi khám phá ra rằng đứa trẻ ngây thơ ngờ nghệch kia lại đang mang một trọng trách cao cả là kiến tạo nên nhân cách, kiến tạo một người lớn trưởng thành trong tương lai. Do đó thế giới người lớn như thế nào nằm trong tay những đứa trẻ. Thành quả sáng tạo của trẻ quyết định chất lượng của người lớn mà nó tạo ra. Ở khía cạnh này, chính ‘’người lớn” lại phụ thuộc hết vào đứa trẻ (thời thơ ấu của mình) về nhân cách của chính mình.
Dường như có cái gì đó sai sai trong câu nói nổi tiếng này của William Wordsworth ? Chúng ta thấy rằng trẻ luôn phụ thuộc vào người lớn từ những cái nhỏ nhất (ăn uống, chăm sóc sức khỏe, sự bảo vệ, sự chăm sóc tinh thần…), và trẻ không có năng lực để làm gì. Dường như trẻ cần chúng ta dạy bảo, định hướng về mọi thứ ?
Hãy nghĩ bắt đầu từ một đứa trẻ sơ sinh. Khi sinh ra, bé dường như không có năng lực gì cả, không thể tự chăm sóc bản thân, không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ, không thể tự mình làm bất cứ việc gì. Sau đó một vài năm, bé biêt đi, bé biết nói, nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào người lớn từ những cái cơ bản nhất. Rồi bỗng nhiên 18- 20 năm sau, bạn bỗng thấy em bé ngày xưa ấy bỗng dưng trở thành một “người lớn trưởng thành”, có đủ năng lực và trí tuệ để làm tất cả mọi thứ bằng chính mình chứ không phụ thuộc vào ai cả. Vậy điều gì đã diễn ra ? Ai đã tạo ra cái người lớn với đầy đủ năng lực như vậy?
Bạn có chấp nhận điều này không: Chính đứa trẻ đã tạo ra người lớn. Sản phẩm cuối cùng mà đứa trẻ tạo ra trong suốt giai đoạn phát triển của nó chính là một người lớn thực thụ với tất cả năng lực trí tuệ và cảm xúc để có thể xây dựng và kiến tạo thế giới. “Công việc” của đứa trẻ trong suốt thời thơ ấu của nó, nhìn theo cách trực tiếp dường như toàn là những việc chả ra việc, những cái tưởng chừng “dở hơi, vô nghĩa” với người lớn. Nhưng thực ra sứ mệnh của đứa trẻ rất quan trọng, đó là “làm việc” để kiến tạo nhân cách và năng lực của chính mình – chuẩn bị cho một người lớn trong tương lai.
Chúng ta luôn thấy trẻ rất “bận rộn”, luôn chân luôn tay chơi và nghịch những thứ dường như chả ra đầu ra cuối, chả có mục đích ý nghĩa gì, nhưng ta quên nhìn ra cái mục đích sâu sa nhất là trẻ đang khám phá thế giới để xây dựng con người bên trong mình – đứa trẻ là “phôi thai” của một người lớn sẽ đang hình thành trong tương lai. Dù người lớn là ai, làm gì, như thế nào …, mọi người lớn đều được hình thành từ những đứa trẻ. Không có công việc tưởng chừng “ngớ ngẩn, vô nghĩa” của đứa trẻ thì cũng không thể có một người lớn với đầy đủ năng lực để làm những điều vĩ đại với cuộc đời. Cho nên không hề sai khi nói “Child is the father of man” (Đứa trẻ là cha đẻ của người lớn/con người).
Người lớn chúng ta nên “biết ơn” cái đứa trẻ thời thơ ấu đã làm việc cực nhọc (mà vẫn bị mang tiếng là “việc trẻ con” với ý gây phiền toái, vô nghĩa) để tạo ra chúng ta trưởng thành hôm nay. Chúng ta phải hiểu đứa trẻ đã làm việc cực nhọc như thế nào, từ những cố gắng đầu tiên cho các chuyển động cơ bản như đi, đứng, nói , cười, từ những tò mò khám phá để mài sắc các giác quan và sử dụng chúng như những công cụ của trí tuệ… Chính đứa trẻ phải kích hoạt và khai mở từ đầu các chức năng đang tiềm tàng của mình và đó là những việc rất gian nan. Rồi chính đứa trẻ phải thu thập các dữ kiện từ môi trường bên ngoài để tự xây dựng nhân sinh quan, thế giới quan cho chính mình…
Giống như chúng đang xây những cái móng nhà, và trong việc xây nhà, xây móng là giai đoạn vất vả nhất. Còn giai đoạn người lớn, chúng ta hưởng thụ thành quả trên những gì đứa trẻ (giai đoạn thơ ấu) xây nên, với những năng lực và trí tuệ bên trong, người lớn chỉ việc sử dụng để kiến tạo thế giới bên ngoài. Nhưng chúng ta không nhìn ra sự sáng tạo của trẻ, không công nhận công việc của đứa trẻ, chúng ta lại hay nghĩ và cười nhạo những đứa trẻ quanh ta với sự coi thường. Không những thế, chúng ta hay cản trở công việc của trẻ vì cho rằng đó là những việc “phiền toái”, vô nghĩa và dùng ý chí của mình để áp đặt trẻ.
Sự sáng tạo của đứa trẻ là rất lớn: sáng tạo nên con người với đầy đủ các năng lực hành vi và trí tuệ cũng như cảm xúc – sáng tạo nhân cách.
Đây là hoạt động sáng tạo tinh vi nhất trong mọi sáng tạo, vĩ đại nhất trong mọi sáng tạo và đòi hỏi nhiều công phu mà Tự Nhiên đã ban cho con người ở giai đoạn đầu tiên của cuộc đời. Nhưng sứ mệnh cao cả đó lại được núp dưới hình thức của những việc làm, động tác tưởng như ngờ nghệch và vô nghĩa của trẻ, được ẩn trong hình hài một đứa trẻ non nớt ngây thơ. Chúng ta hoàn toàn bất ngờ khi khám phá ra rằng đứa trẻ ngây thơ ngờ nghệch kia lại đang mang một trọng trách cao cả là kiến tạo nên nhân cách, kiến tạo một người lớn trưởng thành trong tương lai. Do đó thế giới người lớn như thế nào nằm trong tay những đứa trẻ. Thành quả sáng tạo của trẻ quyết định chất lượng của người lớn mà nó tạo ra. Ở khía cạnh này, chính ‘’người lớn” lại phụ thuộc hết vào đứa trẻ (thời thơ ấu của mình) về nhân cách của chính mình.
Chúng ta có thể so sánh công việc nghiêm túc và công phu này của trẻ như công việc của một người thợ điêu khắc. Đứa trẻ phải kiến tạo và “khắc tạc” lên một nhân cách cho mình trong tương lai và điều này đòi hỏi mất nhiều công phu và tỉ mỉ, và mất thời gian nữa. Hiểu được điều này sẽ là kim chỉ nam dẫn lối cho chúng ta trong mọi tương tác với trẻ. Khi ta công nhận sứ mệnh mà trẻ đang gánh vác có ảnh hưởng to lớn thế nào lên một xã hội tương lai, chúng ta biết trách nhiệm của mình trong vịêc góp phần giúp trẻ hoàn thành tốt nhất sứ mệnh của chúng. Chung ta sẽ biết “kính cẩn nghiêng mình” trước đứa trẻ vì nếu như bố mẹ đã có công sinh ra ta trong hình hài con người, thì chính đứa trẻ (thời thơ ấu của ta) cũng có công sinh ra ta một lần nữa trong một nhân cách hoàn chỉnh.
Chúng ta có thể so sánh công việc nghiêm túc và công phu này của trẻ như công việc của một người thợ điêu khắc. Đứa trẻ phải kiến tạo và “khắc tạc” lên một nhân cách cho mình trong tương lai và điều này đòi hỏi mất nhiều công phu và tỉ mỉ, và mất thời gian nữa. Hiểu được điều này sẽ là kim chỉ nam dẫn lối cho chúng ta trong mọi tương tác với trẻ. Khi ta công nhận sứ mệnh mà trẻ đang gánh vác có ảnh hưởng to lớn thế nào lên một xã hội tương lai, chúng ta biết trách nhiệm của mình trong vịêc góp phần giúp trẻ hoàn thành tốt nhất sứ mệnh của chúng. Chúng ta sẽ biết “kính cẩn nghiêng mình” trước đứa trẻ vì nếu như bố mẹ đã có công sinh ra ta trong hình hài con người, thì chính đứa trẻ (thời thơ ấu của ta) cũng có công sinh ra ta một lần nữa trong một nhân cách hoàn chỉnh.